Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022

Niềng răng móm có cần nhổ răng không

1/ Nguyên nhân gây tình trạng răng móm:

  • Yếu tố di truyền: Nguyên nhân gây móm có 90% tỷ lệ xuất phát do yếu tố di truyền. Điều đó nghĩa là nếu cha mẹ, ông bà có người bị móm bẩm sinh (không tính móm do ngoại lực, tuổi tác) sẽ dễ di truyền sang đời sau. Những người bị móm di truyền sẽ có các đoạn gen ức chế hàm trên phát triển hoặc gen khiến hàm dưới quá phát. Từ đó tạo ra sự mất cân bằng giữa 2 hàm và tạo ra hiện tượng móm.
  • Thói quen xấu: Những tật xấu mút tay, ngậm núm giả, vị trí đặt lưỡi nghỉ không đúng cũng có thể là lý do gây móm. Duy trì những thói quen xấu trong thời gian dài sẽ khiến răng cửa dần bị sai lệch, nặng hơn là làm xương hàm phát triển không đúng cách và tạo ra móm
  • Mất răng: Nếu vì lý do nào đó bị mất răng & không phục hồi sớm thì cũng dễ gây ra hiện tượng móm. Lý do vì khu vực bị mất răng sẽ sớm bị tiêu xương, từ đó làm lợi bị tụt và hàm răng trở nên xô lệch. Đặc biệt khi mất răng hàm trên, xương hàm bị tiêu lâu sẽ khiến diện tích hàm trên bị ngót lại, từ đó gây ra móm. Càng mất nhiều răng thì biểu hiện móm ra ngoài sẽ càng rõ.

2/ Các phương pháp niềng răng móm:

Hiện nay niềng răng là phương pháp điều trị răng móm hiệu quả được rất nhiều người lựa chọn và các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Phương pháp này giúp họ sở hữu hàm răng thẳng, đều và đúng khớp cắn. Khó khăn trong quá trình ăn nhai được giải quyết đồng thời giúp gương mặt trở nên cân đối, hài hòa, tính thẩm mỹ cao.

a/ Niềng răng móm bằng mắc cài kim loại:

Đây là phương pháp niềng răng móm cơ bản nhất. Bằng việc sử dụng mắc cài kim loại và dây cung cố định chặt ở mặt ngoài thân răng để kéo các răng móm về đều và đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại được đánh giá có độ bền cao, nên có thể giúp bạn rút ngắn thời gian niềng răng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả cao.

b/ Niềng răng móm bằng mắc cài sứ:

Cũng tương tự niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ sử dụng dây cung và mắc cài gắn trên răng để đều sắp đều răng về vị trí. Chỉ có điều, mắc cài sứ có màu giống với màu răng nên thẩm mỹ hơn so với mắc cài kim loại. Vì thế, bạn nào vừa muốn niềng răng móm, vừa muốn thẩm mỹ thì có thể chọn niềng răng mắc cài sứ nhé.

c/ Niềng răng mắc cài mặt trong (mặt lưỡi):

Niềng răng mặt trong là phương pháp niềng răng gắn cố định các khí cụ (mắc cài, dây cung, dây thun nha khoa) vào mặt bên trong của răng. Kỹ thuật này khác với phương pháp truyền thống gắn mắc cài vào mặt ngoài của răng.

Đây được xem như một bước tiến mới trong ngành chỉnh nha. Niềng răng mắc cài mặt trong giúp bạn có thể vừa cải thiện tình trạng răng móm, điều chỉnh các răng đúng khớp cắn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tuy nhiên, kỹ thuật niềng răng mắc cài mặt trong khá phức tạp vì vậy bạn cần lựa chọn phòng khám nha khoa uy tín chất lượng và đặc biệt nha sĩ thực hiện phải giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao.

d/ Niềng răng móm bằng khay trong suốt Invisalign:

Niềng răng trong suốt Invisalign là phương pháp niềng răng hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này không sử dụng mắc cài dây thun mà sử dụng các khay niềng trong suốt để tác động lực lên răng, điều chỉnh đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm.

Ưu điểm vượt trội của niềng răng trong suốt Invisalign:

- Tính thẩm mỹ cao: Niềng răng Invisalign sử dụng các khay niềng trong suốt làm từ vật liệu SmartTrack trong suốt 99% vì thế độ thẩm mỹ được bảo đảm tối đa, có thể tự tin giao tiếp mà không cần lo lắng bị phát hiện đang niềng răng.

- Thoải mái tối đa: Không bị dây cung thừa, mắc cài, vis đâm vào môi má gây tình trạng nhiệt miệng, đau nhức khó chịu. Răng được dịch chuyển một cách nhẹ nhàng và hiệu quả, chỉ hơi căng tức nhẹ một chút trong thời gian đầu.

- Vệ sinh răng miệng dễ dàng: Tháo ra lắp vào đơn giản vì vậy quá trình vệ sinh răng miệng đơn giản và nhanh chóng hơn, bên cạnh đó bạn cũng có thể bảo tồn được men răng gốc khi kết thúc quá trình chỉnh nha

- Thoải mái ăn uống các món ăn khoái khẩu, không cần kiêng khem, thoải mái chơi các môn thể thao và tham gia các hoạt động yêu thích.

- Không sợ bị hóp má khi niềng răng

- Ít phải tới gặp bác sĩ hơn: tái khám từ 6 – 8 tuần/ lần và thời gian thăm khám nhanh hơn

Nhược điểm của niềng răng trong suốt Invisalign:

- Cần đeo ít nhất 20 – 22 giờ mỗi ngày để răng được di chuyển hiệu quả nhất

- Chi phí gấp 2 – 3 lần sao với niềng răng mắc cài

- Nếu đối tượng niềng răng là trẻ em, phụ huynh và bác sĩ cần theo dõi sát sao đốm màu xanh thể hiện “chỉ số tuân thủ” trên khay Invisalign để đảm bảo trẻ đeo đủ thời gian, xử lý được ngay khi có vấn đề phát sinh.

Xem thêm: giá niềng răng móm

3/ Niềng răng móm có cần nhổ răng không?

Niềng răng móm có phải nhổ răng không? Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi của mỗi trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ hay không. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các trường hợp:

- Niềng răng không cần nhổ:

Các trường hợp răng móm nhẹ, khớp cắn của 2 hàm không có quá nhiều sự chênh lệch thì bạn không cần thiết phải nhổ răng. Nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất và lấy chỗ kéo các răng về đúng vị trí bác sĩ sẽ tiến hành mài, cắt kẽ răng.

- Niềng răng phải nhổ:

Với các trường hợp người ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm đã cứng chắc, mức độ móm, lệch lạc xương hàm lớn thì khả năng phải nhổ răng là rất cao. Thậm chí là bắt buộc để có kết quả tốt nhất.

Vậy niềng răng phải nhổ mấy cái? Tùy vào từng trường hợp móm nặng hay trung bình mà bác sĩ sẽ chỉ định số răng nhổ khác nhau. Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 và số lượng nhổ răng sẽ từ 2 – 4 cái.

Nếu được chỉ định nhổ răng mà bạn không nhổ thì có thể sau khi niềng răng tình trạng móm của bạn không có nhiều thay đổi. Việc nhổ răng này không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng ăn nhai của bạn. Bạn sẽ chỉ cảm thấy đau nhức sau khi nhổ 1 – 2 ngày nhưng có thể kiểm soát được chúng bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm.

Còn với nhiều trường hợp bác sĩ chỉ định nhổ sai thì sẽ khiến bạn gặp tình trạng niềng răng xong bị móm. Lúc này muốn cải thiện tình trạng móm của mình bạn cần đến nha khoa, điều chỉnh lại lực kéo và thời gian niềng sẽ kéo dài hơn bình thường.

Để biết được mình có phải nhổ răng hay không thì cần đến nha khoa thăm khám thì mới có được câu trả lời chính xác cho tình trạng răng miệng của bản thân.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét